Tại sao Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận

Tại sao Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là vấn đề mà nhiều bạn đọc quan tâm bởi đây là một sự công nhận mang tầm quốc tế đáng tự hào của n xứ Thanh. Suốt chiều dài lịch sử hình thành của đất nước Việt Nam đã trải qua rất nhiều triều đại, mỗi lịch sử văn hóa du lịch xứ Thanh. Triều đại có một kinh thành với những nét độc đáo trong kiến trúc và mang giá trị văn hóa riêng. Thành Nhà Hồ là một kinh thành được xây dựng dưới triều đại của Hồ Quý Ly, tuy thời gian tồn tại ngắn ngủi nhưng mang những đặc điểm và giá trị văn hóa độc đáo không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn Thế giới.

Giá trị nổi bật của Thành Nhà Hồ

Lịch sử thành nhà Hồ Thanh Hóa

Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Vào hồi 18 giờ ngày 27/06/2011 tại kỳ họp thứ 35, Ủy ban Di sản Thế giới được tổ chức tại Thủ đô Paris (Pháp) đã chính thức công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản Văn hóa Thế giới. Vậy là trải qua hành trình 6 năm (từ 2006 đến 2011), với những nỗ lực và quyết tâm của các cơ quan Trung ương, chuyên gia trong nước và quốc tế, đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa, chính quyền địa phương cùng bà con nhân dân đã được đền đáp xứng đáng.

thanh nha ho thanh hoa
Ảnh: Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2011

Khu di sản Thành Nhà Hồ là kinh thành dưới triều đại Hồ Quý Ly cai trị, được xây dựng vào cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XV và là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Nét đặc sắc mang giá trị nổi bật toàn cầu của Thành Nhà Hồ là tòa thành được xây dựng bằng đá nguyên khối lớn; La Thành, Nam Giao nối tiếp nhau trong lòng đất đã lưu giữ được các dấu tích Cung điện, đền đài và nghệ thuật trang trí các làng cổ. Toàn bộ cảnh núi non, sông nước, làng mạc xung quanh thành mang tính phong thủy điển hình, phản ánh chân thực về thời kỳ lịch sử văn hóa, văn minh Việt Nam mang tầm vóc quốc tế.  

Lý do Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận 

Thành Nhà Hồ nằm trong vùng đệm có diện tích 1078,5 ha với giá trị cảnh quan đẹp được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới bởi đạt được 2/10 tiêu chí sau:

Tiêu chí II 

Khu Di sản Thành Nhà Hồ là sự biểu hiện rõ nét của giá trị nhân văn Việt Nam và các nước khu vực Đông Á, Đông Nam Á. Những biểu hiện này liên quan đến sự phát triển của kiến trúc, quy hoạch và cảnh quan khu vực vào cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XV. Việc tiếp thu các tư tưởng tích cực từ Nho giáo Trung Quốc kết hợp với nét văn hóa truyền thống của Việt Nam và khu vực lân cận được vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào công trình Thành Nhà Hồ. Điều này đã đưa đất nước ta gặt hái được nhiều thành tựu văn minh tích cực hơn, đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương và đáp ứng các yêu cầu đổi mới cấp thiết của Việt Nam, góp phần thúc đẩy tinh thần nhân văn trong khu vực các nước Đông Nam Á. 

le ky niem 5 nam thanh nha ho
Ảnh: Thành Nhà Hồ đã đưa đất nước ta gặt hái được nhiều thành tựu văn minh tích cực

Những biểu hiện nổi trội của Thành Nhà Hồ Thanh Hóa được đánh giá dựa trên các phương diện cảnh quan đô thị, kiến trúc thành đá, kỹ thuật xây dựng khối đá lớn và các tác động ảnh hưởng nhiều chiều của khu di sản đến kỹ thuật xây dựng sau đó ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.  

Tiêu chí IV

Khu Di tích Thành Nhà Hồ là loại công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá lớn và là kiểu kiến trúc Hoàng Thành – biểu tượng cho quyền lực Hoàng đế tiêu biểu dưới sự ảnh hưởng của các giá trị nhân văn phương Đông. Đây là pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn và uy nghi mà Hồ Quý Ly vẽ ra lúc bấy giờ. Kỹ thuật xây dựng đá lớn độc đáo duy nhất tại Việt Nam ta thấy được ở đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật truyền thống và nghệ thuật xây dựng. Hệ thống thao tác thủ công liên hoàn từ khâu khai  thác, gia công, vận chuyển đến xử lý nền móng, nâng các khối đá lớn khối lượng 10-26 tấn lên độ cao 10m mà vẫn đảm bảo được công năng kiến trúc và yêu cầu mỹ thuật cần thiết của một đô thành. 

da thanh nha ho
Ảnh: Kỹ thuật dùng các khối đá lớn chính là kết tinh của trí tuệ và kinh nghiệm

Khu Di tích Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc được xây bằng đá lớn

Kỹ thuật để xây dựng thành công các bức tường thành bằng đá lớn nguyên khối đã phát huy được tầm ảnh hưởng cho những tòa thành được xây dựng sau đó. Tuy nhiên không một kiến trúc nào qua nổi sự kỳ vỹ, đặc sắc của Thành Nhà Hồ, đây được ví như hiện tượng đột khởi trong lịch sử xây dựng thành quách ở Việt Nam và trong khu vực.

Khu di sản Thành Nhà Hồ đáp ứng các tiêu chí đưa ra về tính toàn vẹn, xác thực được nêu trong hướng dẫn hoạt động thực hiện Công ước Di sản Thế giới. Thành có vùng lõi và vùng đệm với tổng diện tích 5.234ha bao gồm toàn bộ tòa Thành đá, La Thành, Hào thành và các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, chùa đền, hang động liên quan đến Thành Nhà Hồ. Toàn bộ cảnh quan, sông nước liên quan đến địa hình và phong thủy của thành đều được bảo tồn toàn vẹn theo Luật pháp Nhà nước Việt Nam và Quy định UBND tỉnh Thanh Hóa. Đây chính là bằng chứng xác thực chứng minh sự tồn tại của một thời kỳ văn minh Việt Nam hưng thịnh.  

Các giá trị văn hóa Thành Nhà Hồ

Thành Nhà Hồ là kiến trúc kinh thành mang tính quy mô lớn đặc biệt là Hoàng thành và Đàn Nam Giao. Giá trị độc nhất vô nhị của thành là tòa kinh đô xây dựng bằng đá bền vững và kiên cố nhất lịch sử. Có nhiều câu hỏi đặt ra về nguồn đá, cách thức gia công theo kích thước phù hợp với kết cấu và thiết kế, phương tiện vận chuyển, thủ thuật ghép đá và xây dựng,… Tất cả đến nay vẫn là những ẩn số chưa thể lý giải được. Có thể nói con người thời ấy đã tạo nên một kỳ tích từ tài năng tổ chức, điều hành đến lao động sáng tạo của các dân phú, thợ thủ công,… Mặc dù trên lãnh thổ khu vực và thế giới có nhiều kiến trúc bằng đá nhưng Thành Nhà Hồ là kinh đô duy nhất xây dựng hoàn toàn bằng đá khối lớn. 

Công cuộc nghiên cứu về Thành Nhà Hồ vẫn còn tiếp tục

Từ năm 2004 đến nay, các đợt điều tra khảo cổ học đã thăm dò và khai quật được các vết tích cung điện, miếu đàn xưa cùng hàng trăm di vật phản ánh rõ quá trình xây dựng kiến trúc kinh thành nước Đại Ngu thời nhà Hồ. Nhờ những phát hiện này mà giá trị của khu di tích ngày càng được nâng cao và cung cấp nhiều tài liệu khoa học làm sáng tỏ dần những bí ẩn về kinh thành.

Công cuộc nghiên cứu về Thành Nhà Hồ vẫn còn tiếp tục diễn ra với vai trò đảm đương trọng trách chủ yếu từ các nhà khảo cổ học. Những kết quả nghiên cứu và phát lộ đang được thúc đẩy để sớm công bố và cung cấp tư liệu cho quá trình nâng cao nhận thức về giá trị di sản cho các nhà quản lý quy hoạch cũng như người dân và du khách. Nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra là làm sao vừa quản lý, bảo vệ toàn bộ khu di tích, lại vừa tổ chức được các hoạt động tham quan, đảm bảo quyền hưởng thụ của cộng đồng, quảng bá du lịch và giá trị văn hóa dân tộc.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, xác nhận tính vẹn toàn, nguồn gốc và những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu mà Thành Nhà Hồ đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 2011. Điều này như một lời khẳng định chắc nịch về giá trị đích thực của Thành Nhà Hồ Thanh Hóa trong danh sách các di sản nhân loại, không chỉ là niềm tự hào mà còn nâng cao trọng trách của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích cấp thế giới. 

Biên Thùy tổng hợp

Tuan Nguyen

Người chia sẻ các thông tin về nội thất, xây dựng và nhiều thông tin khác

Tuan Nguyen has 123 posts and counting. See all posts by Tuan Nguyen