Lịch sử thành nhà Hồ Thanh Hóa

Giới thiệu tổng quan về lịch sử thành nhà Hồ Thanh Hóa và những nét đặc sắc trong kiến trúc xây dựng công trình thời vua Hồ Quý Ly. 

Lịch sử thành nhà Hồ Thanh Hóa

Thành nhà Hồ Thanh Hóa – Di sản văn hóa Thế Giới được UNESCO công nhận vào năm 2011. Nơi đây lưu giữ nhiều tư liệu quý báu, góp phần làm cho lịch sử Việt Nam thêm hào hùng, ý nghĩa. Cùng thanhhoaplus.net  khám phá về lịch sử thành nhà Hồ qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về công trình kiến trúc độc đáo thời Vua Hồ Quý Ly thịnh trị nhé! 

1. Lịch sử hình thành nên thành nhà Hồ – Thanh Hóa 

Thành nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, dưới thời trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ban đầu thành có tên gọi là thành Tây Đô, được quyền thần Hồ Quý Ly – người nắm mọi quyền lực trong triều đình lên ý tưởng xây dựng. 

Thành nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, dưới thời trị vì của vua Trần Nhân Tông

Vào mùa xuân tháng 1 năm Đinh Sửu, niên hiệu Quang Thái thứ 10 thành bắt đầu được khởi công xây dựng. Mục đích của việc xây dựng thành Tây Đô là buộc vua Trần Nhân Tông phải dời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa. Sau đó, Hồ Quý Ly sẽ lợi dụng cơ hội này để lật đổ bộ máy cai trị của triều Trần và thiết lập ra một triều đại mới. 

Năm 1400, Hồ Quý Ly chính thức lên ngôi vua thay cho nhà Trần. Kể từ đây, thành nhà Hồ trở thành kinh đô, lấy quốc hiệu là Đại Ngu với ẩn ý là sự yên bình, thịnh trị. Từ khi nắm quyền lực từ triều Trần, Hồ Quý Ly đã ban hành và thực thi một loạt các chính sách cải cách, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa, xã hội, giáo dục. Tất cả với mong muốn có thể khắc phục hoàn toàn cuộc khủng hoảng quân chủ cuối triều Trần. 

Mặc dù chỉ trị vì đất nước trong vòng 7 năm nhưng vua Hồ đã mang lại những thành tựu to lớn, giúp nhân dân có cuộc sống ấm no, đủ đầy. Chính vì vậy, trong sử sách Hồ Quý Ly vẫn luôn được nhắc đến và đánh giá cao. 

thanh nha ho 1
Ảnh: Thành nhà Hồ được ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế Giới năm 2011

Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, vào ngày 27/6/2011, Thành nhà Hồ đã được ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế Giới. Sau 10 năm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế Giới, thành nhà Hồ đã bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có. Đã có nhiều cuộc khai quật và tìm thấy những tư liệu quý góp phần to lớn vào việc trùng tu và tôn tạo thành đá có “1 – 0 – 2” này. 

2. Nét đặc sắc trong lối kiến trúc của thành nhà Hồ 

Thành nhà Hồ được xây dựng trong thời gian khá nhanh, chỉ vỏn vẹn 3 tháng. Ngoài ra, các kiến trúc khác như: La thành, cung điện, Đàn tế Nam Giao,…vẫn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện vào năm 1402. 

Phía bên ngoài thành được xây dựng bằng những phiến đá lớn kiên cố, bên trong chủ yếu được đắp đất. Thành nhà Hồ cũng như bao thành quách khác gồm có 2 phần chính là thành ngoại và thành nội. 

Thành ngoại và thành nội 

Thành ngoại là các bức tường thành bên ngoài, gồm có bốn cổng chính lớn làm từ các phiến đá màu xanh. Tất cả đều được đục đẽo tinh tế từ những bàn tay tài hoa của con người, sau đó xếp khít lại với nhau. 

tuong thanh nha ho1
Ảnh: Thành ngoại là các bức tường thành bên ngoài, gồm có bốn cổng chính lớn

Thành nội là những mặt bằng hình chữ nhật, được đắp đất. Điểm nhấn là các cổng chính có kiến trúc vòm cuốn, những phiến đá được đục đẽo tỉ mỉ thành hình múi bưởi có trọng lượng khoảng 20 tấn và dài hơn 6m.  

Hào thành và La thành 

Bao quanh thành nội là Hào thành, phía Đông Nam được nối với con sông Bưởi thông qua một con kênh nhỏ. Mỗi cổng chính của thành nội đều có một cây cầu làm bằng đá bắc qua Hào thành. 

Tiếp đến là La thành – tạo lớp bọc che chắn kiên cố cho thành nội, với mặt cắt dạng hình thang bề mặt rộng 9.20m. Phía mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải kiểu bậc thang, mỗi bậc có độ cao 1.50m. Toàn bộ La thành được đào đắp dựa theo địa hình tự nhiên, có đoạn nương theo sông, đoạn thì nối liền với núi đá tạo nên một bức tường kiên cố, vững chãi.  

tuong thanh nha ho
Ảnh: Toàn bộ La thành được đào đắp dựa theo địa hình tự nhiên

La thành còn có những đoạn là đê của sông Mã và sông Bưởi, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng lũ cho toàn bộ kinh thành. Mặc dù trải qua nhiều thế kỷ, phải hứng chịu cả những tác động chủ quan lẫn khách quan nhưng La thành vẫn còn nguyên vẹn với lũy tre xanh dài vô tận. 

Đàn tế Nam Giao 

Kế tiếp là đàn tế Nam Giao, một trong những phần rất quan trọng của kiến trúc thành nhà Hồ. Đàn tế được xây dựng ở phía Tây Nam núi Đốn Sơn, cách thành nhà Hồ 2,5km về phía Đông Nam, nằm thẳng trên đường thần đạo từ cổng Nam nhìn ra. Đàn có diện tích 43.000m2, là nơi tế trời, cầu cho mưa thuận gió hòa, vương triều trường tồn, quốc thái dân an. Ngoài ra, đây cũng là nơi tế linh vị của các vị hoàng đế, các vị thần và các vì sao. 

te dan nam giao thanh nha ho
Ảnh: Đàn tế Nam Giao, một trong những phần rất quan trọng của kiến trúc thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ xưa kia được xem là một trong những công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy không thua kém gì so với kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên, do chiến tranh nên các cung điện, dinh thự bên trong đã bị phá hủy hoàn toàn. Ngày nay, thành còn lưu giữ lại bốn cổng chính ở bốn phía khác nhau. Ngoài ra, đàn tế Nam Giao là di tích còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. 

Công trình kiến trúc của tòa thành đã thể hiện một trình độ chuyên sâu, áp dụng các định luật vật lý vào trong xây dựng để nâng những khối đá khổng lồ lên cao. Những người thợ ngày xưa mặc dù không có bất kỳ sự hỗ trợ nào của công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhưng đã làm được những điều tưởng chừng như không thể. 

Không những thế, các khối đá có thể khép kín lại với với nhau mà không có một chất kết dính nào, Thành nhà Hồ vẫn tồn tại, vững chãi dù đã trải qua 600 năm lịch sử. Đây thực sự là một kiệt tác nghệ thuật, công trình đầy bí ẩn, cho tới tận ngày nay vẫn chưa tìm được lời giải đáp nào phù hợp. 

Thành nhà Hồ từ lâu đã trở thành nét đặc trưng của người dân Thanh Hóa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Hy vọng công trình kiến trúc độc đáo này sẽ vẫn được bảo tồn và phát huy  giá trị văn hóa trường tồn mãi theo thời gian. 

Biên Thùy

Tuan Nguyen

Người chia sẻ các thông tin về nội thất, xây dựng và nhiều thông tin khác

Tuan Nguyen has 123 posts and counting. See all posts by Tuan Nguyen