Góc kiến thức: Tóm tắt tiểu sử Bà Triệu

Bà Triệu – vị nữ tướng kiêu dũng với những chiến công hiển hách đi vào lịch sử. Nhắc đến những vị anh hùng bảo vệ giang sơn chúng ta sẽ không thể quên bà Triệu. Vậy bạn đã biết gì về nhân vật nổi danh trong lịch sử này? Cùng theo dõi nội dung sau để hiểu hơn về tóm tắt tiểu sử Bà Triệu nhé!

 Bà Triệu chính là một trong những người có công làm bảo vệ non sông gấm vóc

 

Tóm tắt tiểu sử Bà Triệu đầy đủ và chi tiết

Việt Nam, đất nước có nguồn sản vật dồi dào cùng những con người đôn hậu. Ngoài ra đây còn là quốc gia có nền lịch sử ngàn năm đầy tự hào. Những người con đất Việt đã sống và chết để bảo vệ từng tất đất của quê hương. Và Bà Triệu chính là một trong những người có công làm bảo vệ non sông gấm vóc. 

Bà Triệu có tên thật là Triệu Trinh Nương, Triệu Thị Trinh, Triệu Quốc Trinh. Đây là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử. Bà sinh vào ngày 8 tháng 11 năm 226 tại Yên Định, Cửu Chân, Giao Chỉ. Bà Triệu mất vào ngày 4 tháng 4 năm 248 tại Hậu Lộc, Cửu Chân, Giao Chỉ. Nguyên nhân mất đi là do tự tử.

Bối cảnh lịch sử – Tóm tắt tiểu sử Bà Triệu

Vào giai đoạn những năm 226, Sĩ Nhiếp mất, vua Đông Ngô bấy giờ là Tôn Quyền bắt đầu chia đất từ vùng Hợp Phố về bắc thuộc Quảng Châu. Phong Lữ Đại trở thành  thứ sử. Vùng từ Hợp Phố trở về nam là Giao Châu phong cho Đại Lương làm thái thú. Đồng thời phong Trần Thì làm thái thú thuộc quận Giao Chỉ. 

Bấy giờ con trai của Sĩ Nhiếp tên Sĩ Huy tự nối ngôi và xưng là thái thú. Đem quân chống lại triều đình. Sau khi bạo loạn nổi lên, thứ sử là Lữ Đại mang quân đi đánh loạn. Sĩ Huy nhẹ dạ nghe lời chiêu dụ bèn đem quân ra xin hàng. Lúc này, Lữ Đại đem chém tất cả quân loạn rồi mang đầu về Vũ Xương. Dư đảng còn lại của Sĩ Huy thì tiếp tục đánh trả nên Lữ Đại phải mang quân về Cửu Chân dẹp toàn bộ dư đảng.

chan dung ba trieu
Ảnh: Sinh ra trong gia đình nhà võ, từ nhỏ bà đã có sức mạnh cùng võ nghệ

 

Tóm tắt tiểu sử Bà Triệu – Cuộc đời và sự nghiệp vị nữ tướng

Nội dung sau chính tóm tắt tiểu sử Bà Triệu ngắn gọn và xúc tích:

Bà Triệu sinh và ngày 8 tháng 11 năm 226 tại Cửu Châu mà ngày nay chính là huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa. Khi còn nhỏ dù là phận nữ nhi nhưng bà có chí khí và suy nghĩ hơn người. Bởi mang lòng ái mộ Trưng Vương bà mong muốn khi lớn lên sẽ có thể đánh giặc để dẹp yên bờ cõi. 

Cha mẹ mất sớm, bà mất đi nơi nương tựa tinh thần. Sau đó Bà Triệu về sống cùng anh trai tên Triệu Quốc Đạt. Đây chính là một vị hào trưởng có tiếng tại Quang Yên. 

Sinh ra trong gia đình nhà võ, từ nhỏ bà đã có sức mạnh cùng võ nghệ. Chí khí lớn không thua kém nam nhân. Khi 19 tuổi, chị dâu của bà rất ác nghiệt với bà cùng mọi người. Không chịu được áp bức, Bà Triệu giết chị dâu rồi vào quy ẩn tại núi Nưa. Về sau đã chiêu mộ cho mình được hơn nghìn quân sĩ. 

Vào năm 248, thấy tình hình chính sự bất ổn. Nhà Đông Ngô quá tàn ác khiến dân tình khổ sở, bà ngỏ ý với anh trai khởi binh chống lại triều đình. Đây là suy nghĩ khá phạm thượng và khó dành được phần thắng nên lúc đầu anh bà không đồng ý. Sau thời gian thảo luận và suy nghĩ, ông Đạt quyết định theo ý của bà, khởi binh đánh trả.

Mở đầu trận đánh là từ vùng núi Nưa thuộc Yên Định. Sau đó anh em nhà họ Triệu dẫn quân đi chiếm Tư Phố tại hữu ngạn sông Mã. Nơi này chính là căn cứ quân sự lớn của Đông Ngô trên Cửu Chân. Đứng đầu căn cứ này là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng xông lên, lực lượng của anh em Bà Triệu di chuyển xuống đồng bằng sông Mã. 

Đang lúc trận đánh ở thế cân bằng thì Triệu Quốc Đạt bị bệnh mà qua đời. Tướng sĩ như rắn mất đầu, lòng quân hoảng loạn. Nhìn thấy Bà Triệu có khả năng lãnh đạo, tấm lòng can đảm khiên trung nên tôn bà làm chủ tướng. 

Bà Triệu lúc này phối hợp với anh em nhà Lý ở Bồ Điền để đánh chiếm các vùng đất còn lại khu Bắc Thanh hóa. Song song đó bà còn cho người xây dựng phòng thủ từ căn cứ Bồ Điền sang của biển Thần Phù. Tuyến phòng thủ này có tác dụng ngăn chặn viện binh của địch tấn công từ phía Bắc. 

Vào trận đánh, nữ tướng mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng và cưỡi voi trắng một ngà. Bà được tôn lên với danh xưng Nhụy Kiều tướng quân. Quân của Bà Triệu đi đến đâu dân chúng ủng hộ đến đấy. Quân giặc thấy bà liền khiếp sợ. Để mua chuộc bà, giặc không tiếc vàng bạc, danh lợi chiêu dụ. Tuy nhiên bà điều không quan tâm, chỉ một lòng dẫn quân dẹp loạn. 

tranh ba trieu
Ảnh: Bà Triệu được tôn lên với danh xưng Nhụy Kiều tướng quân

Tiếng lành đồn xa, Tôn Quyền phải phái Lục Dận sang nhậm chức thứ sử Giao Châu dẫn quân chèn ép. Ông dùng 8000 quân để đàn áp nghĩa quân của bà Triệu. Tướng Lục Dận dùng kế hèn mua chuộc lãnh đạo địa phương để suy yếu và chia rẽ quân của của Bà Triệu. 

Bồ Điền là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt của Bà Triệu cũng nghĩa quân. Nhưng do sự chênh lệch lớn về lực lượng cũng như không có viện quân nên nghĩa quân của Bà Triệu suy yếu. Sau hai tháng đánh trận ròng rã, Bà Triệu đã không thể chèo chóng nổi nghĩa quân.

Sau khi thua trận, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng vào năm 248. Hưởng dương 23 tuổi. Về cái chết của Bà Triệu, có nhiều giai thoại để lý giải. Tuy nhiên có một số người cho rằng tướng của giặc truất bỏ hết phục của bà khiến bả bị mất danh tiết mà tự tử.

Sau khi Bà Triệu mất đi, anh em nhà họ Lý đã tìm kiếm thi thể và chôn tại đỉnh núi. Sau đó anh em nhà họ Lý cũng tuẫn tiết dưới chân núi để giữ trọn lời hứa. Quyết theo chủ tướng, mãi không hai lòng. Đây chính là tấm lòng trung trinh đáng quý của tướng sĩ nước Việt. 

Bài viết trên thanhhoaplus.net đã gúp bạn tóm tắt tiểu sử Bà Triệu đầy đủ nhất. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ hiểu hơn về vị nữ tướng kiêu dũng này. Bà Triệu là một trong những vị anh hùng đời đầu có công trong việc gầy dựng giang san. Dân ta phải biết sử ta, hiểu hơn về vị nữ tướng giúp bạn thêm lòng tự hào về lịch sử non sông.

BT Biên Thùy

Tuan Nguyen

Người chia sẻ các thông tin về nội thất, xây dựng và nhiều thông tin khác

Tuan Nguyen has 123 posts and counting. See all posts by Tuan Nguyen