Ý nghĩa du lịch của Thành Nhà Hồ
Ý nghĩa du lịch của Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, đây là sự kiện quan trọng đánh giá tầm vươn xa của di tích địa phương đến với quốc tế. Trong suốt những năm qua, du lịch Thanh Hóa tăng trưởng không ngừng dựa vào những tài nguyên sẵn có như biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương,…và tất nhiên không thể thiếu di tích Thành Nhà Hồ. Hãy cùng thanhhoaplus.net cùng tìm hiểu ý nghĩa du lịch của Thành Nhà Hồ để hiểu hơn về địa điểm có ý nghĩa lịch sử này.
Tin liên quan:
Giá trị nổi bật của Thành Nhà Hồ Thanh Hóa
Tại sao Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận
Ý nghĩa và vai trò của du lịch với bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Thành Nhà Hồ phát huy được những giá trị quần thể vốn có để phục vụ nhân loại. Sứ mệnh của Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ tồn tại với thời gian, phơi bày những giá trị đích thực cho các thế hệ sau cảm nhận. Du khách tham quan Thành Nhà Hồ sẽ được chiêm ngưỡng một công trình đồ sộ với lối kiến trúc độc đáo có một không hai này.
Vai trò của du lịch Thành Nhà Hồ đặt ra yêu cầu cần bảo tồn di sản, di tích sẽ càng hấp dẫn du khách và tạo gia tăng du lịch nếu công tác bảo tồn được thực hiện tốt. Phục vụ hoạt động du lịch, tham quan mang lại giá trị thụ hưởng cao cho mọi người, đồng thời đem đến nguồn thu nhập để góp phần bảo tồn di sản.
Du khách sẽ trực tiếp được khai thác giá trị di sản, tạo cơ hội quảng bá hình ảnh đến bạn bè trong nước và quốc tế. Tần suất du lịch Thành Nhà Hồ gia tăng nhanh là thời cơ để giá trị di sản ngày càng được phát huy và đi xa. Đây không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu để bảo tồn kinh đô nhà Hồ. Hoạt động du lịch được quản lý theo đúng nguyên tắc, là phương thức lý tưởng để phát huy giá trị di sản.
Mục tiêu và yêu cầu du lịch gắn với di sản thế giới Thành Nhà Hồ
Để du lịch gắn liền với di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ thì cần đặt ra mục tiêu và yêu cầu cấp thiết. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ qua chức năng và các cấp chính quyền mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng của người dân địa phương.
Mục tiêu của di sản Thành Nhà Hồ
Để khai thác và phát huy hết giá trị văn hóa của Thành Nhà Hồ thì mục tiêu của địa phương là xây dựng sản phẩm du lịch, hình thành khu tổ hợp dịch vụ độc đáo với chất lượng chuyên nghiệp đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của du khách. Những hoạt động chủ yếu ở đây là tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, cảnh quan không gian kết hợp các điểm du lịch khác trong quần thể di tích.
Cho tới hiện tại thì hoạt động tham quan Thành Nhà Hồ vẫn đang diễn ra rời rạc, đơn lẻ và chưa mang đến sự chuyên nghiệp về hệ thống tổng thể. Một yêu cầu lớn được đặt ra là làm sao để tiếp cận được khách tham quan với sản phẩm du lịch chất lượng, đầy đủ và hoàn chỉnh.
Yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho Thành Nhà Hồ
Từ mục tiêu đề ra, cơ quan chức năng trực tiếp quản lý di sản Thành Nhà Hồ cần có những chiến lược cụ thể. Qua đó nhìn nhận lại và rút ra được một số điểm mà quản lý di tích Thành Nhà Hồ cần xem xét là:
- Thứ nhất: Di tích Thành Nhà Hồ cần đưa ra được thông điệp của mình, đó có thể là về quy mô, sự hoành tráng hay kiến trúc độc đáo, sự bí ẩn, giá trị văn hóa hay tâm linh nào đó,…Mọi thông điệp của di sản sẽ được đưa đến du khách trước, trong quá trình tham quan và đọng lại nhiều cảm xúc sau khi rời đi.
- Thứ hai: Mọi giá trị văn hóa, lịch sử, kỹ thuật kiến trúc độc đáo của Thành Nhà Hồ phải thể hiện được, diễn giải và truyền tải đến từng du khách qua các phương tiện thông tin đại chúng hay yếu tố con người. Mỗi nội dung thông tin yêu cầu có tính chân thực, nguyên bản để lịch sử không bị “tam sao thất bản”. Công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật, biên tập phải được tổng hợp được trên các kênh thông tin truyền thông, ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại để du khách các nơi tìm đến.
- Thứ ba: Kỹ năng thuyết minh đòi hỏi các hướng dẫn viên phải có hiểu biết sâu rộng về Thành Nhà Hồ, nắm bắt được sự mong đợi để đưa đến cho du khách các thông tin cần thiết, tạo thiện cảm cho từng đối tượng khách tham quan.
- Thứ tư: Công tác trưng bày, mô phỏng, tái hiện lịch sử gắn liền với di tích Thành Nhà Hồ cần được dàn dựng và thiết kế công phu, hấp dẫn. Phòng trưng bày cần được quy hoạch trong không gian chung phù hợp cho khách tham quan.
- Thứ năm: Hiện vật được mô phỏng mang thông điệp của di sản Thành Nhà Hồ, gắn liền với sản vật địa phương và lịch sử dân tộc. Những đặc sản hay quà lưu niệm được bày bán tại đây cần tạo được ấn tượng và sự hấp dẫn về Thành Nhà Hồ.
- Thứ sáu: Dịch vụ đón tiếp, hướng dẫn, nghỉ ngơi, giải trí, vận chuyển và lưu trú được kết nối thành chuỗi, phục vụ nhu cầu cho các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa địa phương, thăm thú các làng nghề truyền thống quanh khu vực Thành Nhà Hồ.
- Thứ bảy: Dân cư địa phương luôn giữ được thái độ ân cần, nhiệt tình, chu đáo và mến khách. Tạo nên những ấn tượng tốt cho du khách không chỉ về di vật thể mà còn ở cả con người, điều này cho du khách sự thoải mái, yên tâm và có chuyến đi mỹ mãn.
Du lịch muốn bền vững thì phải gắn liền với trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Di sản Văn hóa Thế giới đang đứng trước những cơ hội to lớn về mặt du lịch nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Ý nghĩa, vai trò và yêu cầu đặt ra cho Thành Nhà Hồ quyết định đến tầm nhìn, sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch này không chỉ đối với địa phương Thanh Hóa mà còn là của Việt Nam. Trên đây thanhhoaplus.net đã điểm qua cho bạn đọc biết về ý nghĩa du lịch của Thành Nhà Hồ, đây là một trong những điểm đến mà bạn không nên bỏ qua khi đến Thanh Hóa tham quan, du lịch.
Biên Thùy